“Đôi mắt là tặng vật quý giá mà tạo hoá đã ban tặng cho chúng ta để nhìn, cảm nhận hạnh phúc và thành công, hãy bảo vệ…”


ĐC: 41 Lê lợi-TP. Rạch Giá - Email: mk_41leloirachgia@yahoo.com

video

Bị cườm mắt có gây mù?

Tôi 55 tuổi, bị cườm nước cả hai mắt và đã bắn laser 1 năm trước. Tôi khám định kỳ, đo nhãn áp tốt, bác sĩ có cho thuốc nhỏ chống khô mắt. Bác sĩ nói mắt tôi 20% không hồi phục được, bây giờ chỉ giữ cho đừng tăng nhãn áp. Vậy tôi phải nhỏ thuốc suốt đời và có bị mù không? Diệu Hương (dieuhuong...@yahoo.com)

Tư vấn của bác sĩ Nguyễn Thị Kim Oanh (Phòng khám và tư vấn sức khoẻ báo Sài Gòn Tiếp Thị):

Glaucoma hay còn goi là cườm nước, không phải là một rối loạn, nhưng một loạt các tình trạng trong đó áp suất bên trong mắt trở nên quá cao. Hậu quả dẫn đến tổn thương thị thần kinh ở sau mắt có thể dẫn đến mất thị lực nếu không chữa trị.

Thủy dịch được tiết ra từ một khu vực phía sau mống mắt (phần màu của mắt) và dòng chảy đi qua đồng tử và thoát khỏi mắt thông qua một số kênh vi thể, giữ cho nhãn cầu có một áp suất vừa đủ.

Glaucoma thường phát triển khi dòng chảy này trở nên tắc nghẽn và có sự hình thành áp lực.

Có hai nhóm chính của phân nhóm bệnh tăng nhãn áp:

Glaucoma góc mở nguyên phát (trước đây gọi là tăng nhãn áp mãn tính đơn thuần) là một tình trạng tiến triển chậm, xuất hiện khi các kênh thoát nước vi thể dần dần trở nên bị tắc nghẽn.

Glaucoma góc đóng nguyên phát (còn gọi là góc đóng hoặc tăng nhãn áp cấp tính) xuất hiện nhanh hơn khi dòng chảy của thủy dịch bên trong mắt không thể đi qua mống mắt, gây ra sự gia tăng nhanh chóng áp lực nội nhãn. Là một tình trang cần điều trị cấp cứu với các triệu chứng chính:

- Đau rức: Bệnh nhân cảm thấy nhức vùng quanh hốc mắt, lan lên nửa đầu cùng bên (thiên đầu thống), có khi đau nhức dữ dội, vật vã.

- Nhìn mờ: Thị lực giảm nhiều so với trước khi bị bệnh, bệnh nhân cảm thấy như có màn sương trước mắt.

- Loạn sắc: Thấy quầng xanh đỏ như cầu vồng khi nhìn vào bóng đèn, đó là do sự nề phù ở giác mạc và gây tán sắc.

Như bạn mô tả thì bạn bị glaucoma góc mở, loại này thường không có triệu chứng gì ở giai đoạn sớm, đa số phát hiện do khám mắt định kỳ phát hiện ra. Tuy chưa có triệu chứng nhưng bệnh cũng có thể đã phá hủy thị lực dần dần, bệnh nhân khó nhận biết.

Cách điều trị:

Mất thị lực trong bệnh Glaucoma là vĩnh viễn, nhưng nếu điều trị sớm tổn thương thị lực sẽ được giảm thiểu, bệnh nhân phải điều trị nhằm ngăn ngừa làm giảm mất thị lực hơn nữa. Điều trị Glaucoma cực kỳ quan trọng ngay cả khi cảm giác thị lực bình thường, bởi vì đa số thị lực mất đi mà bệnh nhân không nhận biết được

Mục đích chính của điều trị là làm giảm nhãn áp đến mức tế bào thần kinh không bị tổn thương . Hạ nhãn áp bằng nhiều phương pháp như: dùng thuốc,laser và phẫu thuật. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và khuyết điểm vì thế bác sĩ phải có sự chọn lựa thích hợp phương pháp điều trị để đạt hiệu quả cao và phù hợp cuộc sống của bệnh nhân .

Bạn đã được điều trị bằng laser và trong tình trạng ổn định tốt, thị lực mắt của bạn đã mất thì không phục hồi được. Tuy nhiên, bạn cần duy trì chế độ khám mắt định kỳ để bảo đảm phát hiện và can thiệp sớm những thay đổi của mắt, đó là biện pháp tốt nhất để bảo vệ mắt bạn không bị tổn thương thêm.

Chúc bạn vui khỏe.

GiaoDucSucKhoe.net (Theo Sài Gòn Tiếp Thị)